[Relax] Ý nghĩa câu Mã Đáo Thành Công

“Mã” là ngựa, “Đáo”, giống như chữ đáo hạn hay đến hạn, dịch theo nghĩa khác là trở về, “Thành Công” nghĩa là thắng lợi, đạt được điều mong muốn. Dịch nôm na "Mã Đáo Thành Công" nghĩa là “ngựa quay trở về là thành công”.
Nguyên do dẫn đến thành ngữ trên: Ngày xưa, người Trung Hoa ở phương Bắc sinh sống trên các bình nguyên, đồng cỏ, nơi có rất nhiều ngựa hoang. Đến mùa xuân hàng năm, người ta thường thả ngựa nuôi (đã được thuần phục) để vào các cánh đồng, bình nguyên hay các khu rừng để có thể dụ được ngựa hoang kéo đàn về lại trang trại của mình.

[Relax] Điển tích Nếm mật nằm gai

Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), hai nước Ngô và Việt đánh nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê, vua Việt là Câu Tiễn phải mình trần sang lạy vua Ngô là Phù Sai xin hàng. Ngô vương bắt vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin, có quan Tướng Quốc là Phạm Lãi theo hầu. Cả ba đều bị giam trong ngục đá. 

Hằng ngày vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi phải cắt cỏ, hốt phân ngựa, gánh nước rửa dọn chuồng ngựa, kiếm củi nấu cơm... Suốt thời gian ba năm, chúa tôi sống một cách vô cùng vất vả cực nhọc, những vẫn bền chí đợi thời. Một hôm vua Ngô đau, Câu Tiễn nghe theo lời của Phạm Lãi là chịu nếm phân của vua Ngô để được vua Ngô tin kẻ hàng giữ dạ trung thành. Nhờ đó mà cả ba được phóng thích về nước.

Được trở về cố quốc, nhớ đến nỗi thất bại nhục nhã và bị giam cầm làm nô lệ, Câu Tiễn vô cùng căm uất, lòng canh cánh mưu toan báo thù. Tướng quốc Phạm Lãi nói: - Chúa công chớ lúc nào quên cái nhục ở ngục đá thì mới có cơ báo thù được nước Ngô. Câu Tiễn đáp: - Xin vâng lời dạy bảo! Bấy giờ giao quốc chính cho Văn Chủng, giao quân chính cho Phạm Lãi, nhà vua tôn hiền đãi sĩ, kính người già, thương kẻ nghèo, đối xử trăm họ như anh em nên được mọi người mến phục. 

Đến mùa làm ruộng, Câu Tiễn cũng vác cày đi cày. Vương phi Câu Tiễn cũng chăm việc dệt cửi. Cùng đám dân chia sự lao khổ, ăn mặc rất tiết kiệm. Muốn gấp báo thù, Câu Tiễn cố sức chăm chỉ làm việc suốt ngày đêm. Khi nào buồn ngủ thì lấy cỏ lục (rau răm) xoa vào mắt cho cay làm mắt phải mở. Chân lạnh muốn co thì dầm nước lạnh. Mùa đông lạnh thì ôm giá. Mùa hè nóng nực thì ngồi bên lửa. Bỏ cả giường nệm, lấy gai lấy củi lót nằm. Quả mật luôn luôn treo ở chỗ ngồi, chỗ nằm, thỉnh thoảng lại nếm một ít như để nhắc lại nỗi tủi nhục, khổ đau. Đêm nào cũng sùi sụt khóc. Khóc chán lại thở dài. Hai chữ "Cối Kê" lúc nào cũng lẩm nhẩm ở miệng. Theo 7 kế phá Ngô của Văn Chủng, mới thi hành được 3 thì nước Việt hưng thịnh, nước Ngô suy. Cuối cùng nước Việt báo được thù, thôn tính nước Ngô, và vua Ngô tự tử.

Câu thành ngữ này được sử dụng để thể hiện ý chí biết vượt qua gian khổ để đạt được mục đích

[Relax] Điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ

   Thuở xưa, vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng tên là Ngưu Lang, vì say mê nhan sắc của một tiên nữ tên là Chức Nữ nên bỏ phế việc chăn trâu, để trâu đi nghinh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
   Nhưng về sau, Ngọc Hoàng nghĩ lại, thương tình nên ra ơn cho Ngưu Lang, Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào tháng Bảy. Và khi tiễn nhau, Ngưu Lang Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được dương thế đặt tên là mưa ngâụ
   Thời bấy giờ, sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả Ngọc Hoàng mới ra lịnh cho làm cầu để Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu.

[Relax] Điển tích Gương vỡ lại lành

Câu chuyện sau đây không chỉ nói về chuyện tình yêu cảm động mà còn phản ánh tấm gương nhân nghĩa của ông cha ta xưa kia, sẵn sàng giúp đỡ người khác để thực hiện ước mơ của họ.


Từ Đức Ngôn là tướng lĩnh bảo vệ cung điện của hoàng tử trong triều đại nhà Trần. Vợ của anh là công chúa Lạc Xương, em gái vị hoàng đế cuối cùng thời Trần, có nhan sắc và tài năng tuyệt hảo. Vào thời điểm đó nhà Trần đang suy yếu, chính trị hỗn loạn. Đất nước không có an ninh, không một ai dám chắc về sự an toàn của mình.

Đức Ngôn nói với vợ của anh rằng : Với tài năng và nhan sắc của nàng, sau này nàng có thể trở thành vợ của một người đàn ông giàu có và quyền lực khi thời Trần sụp đổ. Có lẽ chúng ta sẽ mãi xa nhau. Nếu duyên phận của anh và em chưa kết thúc và chúng ta còn cơ hội gặp lại , anh và em nên có kỷ vật để nhận ra nhau." Ngôn đã lấy một tấm gương đồng và tách đôi làm hai mảnh. Mỗi người lấy một nửa. Rồi ông đưa lời hẹn ước với phu thê :" Sau này, em hãy bán chiếc gương trên phố vào ngày rằm tháng giêng, nếu anh thấy nó, anh sẽ đi tìm em."

Khi triều đại nhà Trận sụp đổ, công chúa Lạc Xương đã trở thành vợ của Việt Công, người rất yêu thương nàng. Đức Ngôn lang thang khắp nước và cố trở về thủ đô với nhiều khó khăn. Ông đã đến chợ vào ngày rằm tháng giêng và thấy một người đầy tớ đang bán một nửa chiếc gương. Ông cụ bán gương ra giá rất cao, ai nấy đều cười giễu ông. Đức Ngôn đã mời ông cụ về chỗ ở của mình và kể lại câu chuyện xưa kia. Sau đó anh lấy mảnh gương còn lại của anh ra và ghép khớp với mảnh của ông cụ.
Ngôn đã đề bài thơ trên gương :
"Ảnh dữ nhân câu khứ
Ảnh qui nhân vị qui
Vô phục hằng nga ảnh
Không lưu minh nguyệt huỵ"
tạm dịch:
Theo người gương vỡ mắt sâu
Gương đà về đó, nàng đâu hỡi nàng
Chị Hằng cũng quạnh tâm can
Vầng trăng sầu muộn úa vàng năm canh.
Công chúa Lạc Xương đọc bài thơ xong nàng khóc lóc và buồn không muốn ăn. Việt Công, chồng nàng xúc động vì mối tình cảm động của họ. Nên ông đã quyết định cho vợ mình quay về với chồng cũ. Việt Công sắp xếp cho cả hai được đoàn tụ và chọ họ rất nhiều tiền, còn tổ chức một bữa tiệc để chia tay công chúa
Công chúa sau đó đã viết một bài thơ
"Cuộc đời tôi thay đổi từ lúc này
Phu quân gặp người chồng xưa
Tôi nên vui sướng hay đau khổ
Thật khó để sống làm người."
Từ Đức Công và công chúa Lạc Xương cùng nhau trở về khu vực phía Nam sông Dương Tử và sống hạnh phúc tới đầu bạc răng long

Sau này, người ta sử dụng thành ngữ "Gương vỡ lại lành" ngụ ý sự đoàn tụ của những cặp vợ chồng, tình nhân sau khi bị chia cắt hay tan vỡ.
Source: tin180.com

[Relax] Điển tích Ngựa quen đường cũ

Chuyện bắt nguồn từ câu chuyện của Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc thời nhà Chu bên Trung Quốc. Lúc cất quân đi là mùa Xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên quân lính của Tề Công bị lạc đường. Quản trọng bèn tâu:
- Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường.

XONG Học từ điển tích Ngựa quen đường cũ

Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về. Do đặc tính ghi nhớ mùi vị rất tốt, nên ngựa thường rất nhớ những con đường chúng đi qua. Câu thành ngữ này vốn ca ngợi những người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.

Tuy nhiên trải qua nhiều tam sao thất bản, câu thành ngữ đã bị đổi nghĩa hoàn toàn. Ngày nay, người ta dùng câu thành ngữ này để ám chỉ những người có thói hư tật xấu cố hữu không thể bỏ được. Hoặc chỉ về một người vừa làm một chuyện xấu đã bị lên án xong vẫn tái phạm.
Source: tiin.vn


[Relax] Truyện Kiều - Nguyễn Du (Full)


1. Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
5. Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,
10. Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.