[Relax] Điển tích Gương vỡ lại lành

Câu chuyện sau đây không chỉ nói về chuyện tình yêu cảm động mà còn phản ánh tấm gương nhân nghĩa của ông cha ta xưa kia, sẵn sàng giúp đỡ người khác để thực hiện ước mơ của họ.


Từ Đức Ngôn là tướng lĩnh bảo vệ cung điện của hoàng tử trong triều đại nhà Trần. Vợ của anh là công chúa Lạc Xương, em gái vị hoàng đế cuối cùng thời Trần, có nhan sắc và tài năng tuyệt hảo. Vào thời điểm đó nhà Trần đang suy yếu, chính trị hỗn loạn. Đất nước không có an ninh, không một ai dám chắc về sự an toàn của mình.

Đức Ngôn nói với vợ của anh rằng : Với tài năng và nhan sắc của nàng, sau này nàng có thể trở thành vợ của một người đàn ông giàu có và quyền lực khi thời Trần sụp đổ. Có lẽ chúng ta sẽ mãi xa nhau. Nếu duyên phận của anh và em chưa kết thúc và chúng ta còn cơ hội gặp lại , anh và em nên có kỷ vật để nhận ra nhau." Ngôn đã lấy một tấm gương đồng và tách đôi làm hai mảnh. Mỗi người lấy một nửa. Rồi ông đưa lời hẹn ước với phu thê :" Sau này, em hãy bán chiếc gương trên phố vào ngày rằm tháng giêng, nếu anh thấy nó, anh sẽ đi tìm em."

Khi triều đại nhà Trận sụp đổ, công chúa Lạc Xương đã trở thành vợ của Việt Công, người rất yêu thương nàng. Đức Ngôn lang thang khắp nước và cố trở về thủ đô với nhiều khó khăn. Ông đã đến chợ vào ngày rằm tháng giêng và thấy một người đầy tớ đang bán một nửa chiếc gương. Ông cụ bán gương ra giá rất cao, ai nấy đều cười giễu ông. Đức Ngôn đã mời ông cụ về chỗ ở của mình và kể lại câu chuyện xưa kia. Sau đó anh lấy mảnh gương còn lại của anh ra và ghép khớp với mảnh của ông cụ.
Ngôn đã đề bài thơ trên gương :
"Ảnh dữ nhân câu khứ
Ảnh qui nhân vị qui
Vô phục hằng nga ảnh
Không lưu minh nguyệt huỵ"
tạm dịch:
Theo người gương vỡ mắt sâu
Gương đà về đó, nàng đâu hỡi nàng
Chị Hằng cũng quạnh tâm can
Vầng trăng sầu muộn úa vàng năm canh.
Công chúa Lạc Xương đọc bài thơ xong nàng khóc lóc và buồn không muốn ăn. Việt Công, chồng nàng xúc động vì mối tình cảm động của họ. Nên ông đã quyết định cho vợ mình quay về với chồng cũ. Việt Công sắp xếp cho cả hai được đoàn tụ và chọ họ rất nhiều tiền, còn tổ chức một bữa tiệc để chia tay công chúa
Công chúa sau đó đã viết một bài thơ
"Cuộc đời tôi thay đổi từ lúc này
Phu quân gặp người chồng xưa
Tôi nên vui sướng hay đau khổ
Thật khó để sống làm người."
Từ Đức Công và công chúa Lạc Xương cùng nhau trở về khu vực phía Nam sông Dương Tử và sống hạnh phúc tới đầu bạc răng long

Sau này, người ta sử dụng thành ngữ "Gương vỡ lại lành" ngụ ý sự đoàn tụ của những cặp vợ chồng, tình nhân sau khi bị chia cắt hay tan vỡ.
Source: tin180.com